GS.TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH ( CHỦ BIÊN)

ThS. TĂNG HỒNG DƯƠNG

QUY TRÌNH

XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ BẰNG SPSS

TRONG CÁC LUẬN VĂN, LUẬN ÁN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

 

EFA-MÔ HÌNH KHÁM PHÁ VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN-MRA

(Exploratory Factor Analysis and Multiple Regression Analysis)

HẢI PHÒNG 2017

MỞ ĐẦU

Những thập kỷ gần đây, khoa học quản lý chất lượng (QLCL) phát triển mạnh mẽ, dần trở thành một phương thức quản lý hiện đại được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, trên hàng trăm quốc gia và ngày càng chứng tỏ tính ưu việt so với ác phương pháp quản lí truyền thống, đặc biệt là trong quản lý giáo dục. Phương thức QLCL hiện đại, tiêu biểu là: Hệ thống QLCL quốc tế ISO 9000, Hệ thống QLCL Tổng thể (Total Quality Management, TQM)  và Hệ thống Đảm bảo chất lượng.

Trong các nội dung quản lý thì việc nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý là công việc đầu tiên vô cùng khó khăn của người quản lý. Nó phải trả lời các câu hỏi sau:

  1. Áp dụng mô hình QLCL nào?
  2. Các yếu tố nào tác động và tác động ra sao đến QLCL trong mô hình đó?
  3. Công cụ nào để nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong mô hình QLCL?

Rất nhiều học viên khi viết luận văn, luận án gặp phải các khó khăn này.

Có hai cách phân tích các tác động của các yếu tố trong QLCL giáo dục, đó là phân tích theo định tính và phân tích theo định lượng. Trong đó, phân tích theo định lượng buộc phải xử lý các số liệu thống kê để đạt được độ tin cậy cho phép. Có nghĩa là các số liệu đưa ra phải có ý nghĩa thống kê, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy trong nghiên cứu.

Một trong các công cụ nghiên cứu định lượng hiện đại đó là phần mềm SPSS, EVEW,… Tuy nhiên, trong QLCL giáo dục thường sử dụng SPSS với các tính năng nhạy bén và xử lý số liệu đồng bộ giúp cho quá trình xử lý số liệu được nhanh chóng và có độ tin cậy rất cao.

Tuy nhiên trên thực tế những người hiểu biết sâu sắc về lý thuyết thống kê không nhiều, các tài liệu nói về thống kê thật sự là thách thức với những người không chuyên và những người không có trình độ năng lực về toán học. Mặt khác, việc sử dụng kết quả của khoa học thống kê ứng dụng vào công việc nghiên cứu, quản lý nhằm nâng cao hiêu xuất lao động lại rất thiết thực và không cần đi sâu nghiên cứu nội dung của thuật toán.

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có một quy trình chuẩn hóa nào để mọi người có thể thực hiện dễ dàng việc phân tích cũng như vận dụng vào công tác quản lý, dự báo và nghiên cứu khoa học.

Với mục tiêu xây dựng được các quy trình chuẩn nhằm giúp mọi người có nhu cầu thực hiện dễ dàng các bước và vận dụng một cách linh hoạt kết quả của khoa học thống kê vào khoa học quản lý cũng như nghiên cứu khoa học. Cho nên, tác phẩm nhỏ này không đi sâu phân tích về mặt toán học mà chủ yếu trình bày quy trình và các bước, các kỹ thuật thực hành theo quy trình để có kết quả tối ưu nhất, tiết kiệm tối đa công sức của người nghiên cứu.

Tác giả với mong muốn đem kinh nghiệm và kiến thức của mình chia sẻ cho các bạn học viên và đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Trong quá trình thực hiện có điều gì sai sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các đồng nghiệp và mong các bạn lượng thứ.

 

        Hải phòng, tháng 6 năm 2017

ThS. Tăng hồng Dương

Mở  đầu

CHƯƠNG 1. TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH VIẾT LUẬN VĂN, LUẬN ÁN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHOA HỌC QLGD
1.1. Tổ chức luận văn, luận án đề tài nghiên cứu khoa học và khoa học QLGD
1.2. Quy trình viết luận văn, luận án đề tài nghiên cứu khoa học và khoa học QLGD
CHƯƠNG 2. KIỂM ĐỊNH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU THỐNG KÊ BẰNG SPSS THEO MÔ HÌNH KHÁM PHÁ-EFA VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN TUYẾN TÍNH-MRA TRONG LUẬN VĂN, LUẬN ÁN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHOA HỌC QLGD
2.1. Đôi nét về SPSS, kiểm định và xử lý dữ liệu thống kê bằng SPSS theo mô hình khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến MRA
2.1.1. Giới thiệu đôi nét về SPSS
2.1.2. Mô hình khám phá EFA
2.1.3. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến MRA
2.2. Quy trình kiểm định và xử lý dữ liệu thống kê bằng spss theo mô hình khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến MRA trong luận văn, luận án đề tài nghiên cứu khoa học QLGD
2.2.1. Quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của các biến quan sát độc lập.
2.2.1.1. Tiêu chuẩn của mô hình tốt.
2.2.1.2. Quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của các biến quan sát độc lập.
2.2.2. Quy trình lập bảng hỏi phục vụ nghiên cứu tác động của các yếu tố trong nghiên cứu khoa học
2.2.3. Quy trình kiểm định và xử lý dữ liệu thống kê bằng SPSS theo mô hình khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến MRA
2.2.4. Đánh giá mô hình và dữ liệu sau kiểm định SPSS
2.2.5. Quy trình lập bảng hỏi và xử lý số liệu về tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH KIỂM ĐỊNH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ BẰNG SPSS THEO MÔ HÌNH EFA VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN MRA
1.1. XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐẦU VÀO
1.2. PHÂN TÍCH EFA
1.3. PHÂN TÍCH MRA
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ MÔ HÌNH THAM KHẢO
4.1. Mô hình đề tài nghiên cứu “Thực trạng QLQT DH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi-HP”
4.2. Mô hình đề tài nghiên cứu “Thực trạng thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên trường THCS Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng”.
4.3 Tổ chức quản lý ôn thi tốt nghiệp và dự đoán tỷ lệ tốt nghiệp THPT
  Tài liệu tham khảo

Tải tài liệu: Tại đây

Xem thêm: Kiểm định K-S hai mẫu

Chuyên mục: Bài viết mớiSPSS

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder
error: Content is protected !!