Bài 3c (SGK-T132): Tính các giới hạn: \[\mathop {lim}\limits_{x \to 6} \frac{{\sqrt {x + 3} – 3}}{{x – 6}}\]

  Giải: \(\underset{x\rightarrow 6}{lim}\) \(\frac{\sqrt{x + 3}-3}{x-6}\) = \(\underset{x\rightarrow 6}{lim}\) \(\frac{(\sqrt{x + 3}-3)(\sqrt{x + 3}+3 )}{(x-6) (\sqrt{x + 3}+3 )}\) = \(\underset{x\rightarrow 6}{lim}\) \(\frac{x +3-9}{(x-6) (\sqrt{x + 3}+3 )}\) = \(\underset{x\rightarrow 6}{lim}\) \(\frac{1}{\sqrt{x+3}+3}\) = \(\frac{1}{6}\).

17: Bài 2. Cho hàm số: $$f(x) = \left\{ \matrix{ \sqrt x + 1 \text{ nếu   }x\ge 0 \hfill \cr 2x\text{ nếu   }x < 0 \hfill \cr} \right.$$ Và các dãy số \((u_n)\) với \(u_n= \frac{1}{n}\), \((v_n)\) với \(v_n= -\frac{1}{n}\). Tính \(\lim u_n\), \(\lim v_n\), \(\lim f (u_n)\) và \(\lim (v_n)\). Từ đó có kết luận gì về giới hạn của hàm số đã cho khi \(x → 0\) ?

Giải:  Ta có \(\lim u_n\) =\(\lim \frac{1}{n}= 0\); \(\lim v_n= \lim (-\frac{1}{n}) = 0\). Do ${u_n} = \frac{1}{n} > 0$ và ${v_n} = – \frac{1}{n} < 0$ với \(∀ n\in {\mathbb N}^*\) , nên \(f(u_n)= \sqrt{\frac{1}{n}}+1\) và \(f(v_n) = -\frac{2}{n}\). Từ đó \( \lim f(u_n)= \lim (\sqrt{\frac{1}{n}}+ 1) = 1\); \(\lim f(v_n)= lim Đọc tiếp…

15: Bài 1b (SGK11-T132): Tính giới hạn sau bằng định nghĩa:$$\underset{x \rightarrow +\infty }{lim}\frac{2-5x^{2}}{x^{2}+3}$$

Giải b) Hàm số \(f(x)\) = \(\frac{2-5x^{2}}{x^{2}+3}\) xác định trên \(\mathbb R\). Giả sử \((x_n)\) là dãy số bất kì và \(x_n→ +∞\) khi \(n \to  + \infty \) Ta có \(\lim f(x_n) = \lim \frac{2-5x^{2}_{n}}{x^{2}_{n}+3}= \lim \frac{\frac{2}{x^{2}_{n}}-5}{1+\frac{3}{x^{2}_{n}}} = -5\) Vậy \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}\) \(\frac{2-5x^{2}}{x^{2}+3} = -5\)  

error: Content is protected !!